Hotline: 090 2222 845 - 037 2222 112 - 098 2222 036
31/05/2018
Nằm trong danh sách những bệnh rất nguy hiểm đối với cây trồng, đặc biệt là cây có múi. Bệnh xì mủ, đang khiến cho các nhà vườn mất ăn, mất ngủ vì mức độ thiệt hại kinh tế do căn bệnh này phá hoại, chúng tấn công và cây chết dần dần.
Bệnh này do một loại nấm có tên là Phytophthora gây ra, loại nấm này ngoài sở trường tấn công các loại cây có múi thì còn lấn sang các loại cây khác như Táo, Đu Đủ, Nhãn, Xoài, Mít…chúng thường xâm nhập vào các vết thương hở của cây và gây bệnh, chủ yếu ở phần gần với gốc, cách mặt đất khoảng 50cm – 100cm. Loại nấm này đợi cơ hội khi có vết thương hở tại phần rễ để xâm nhập và phát triển mạnh. Đôi khi chúng cũng có khả năng xâm nhập ngay vào rễ mà không cần có vết thương hở.
*Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng bệnh trên lá: Lá sẽ mất diệp lục, ngả vàng, diện tích lá nhỏ hơn bình thường. Cây phát triển chậm, bộ rễ không còn đủ khả năng thực hiện chức năng hút nước và chất dinh dưỡng cho cây, do vậy cây lụi tàn dần, lá quắt, khô héo.
Triệu chứng bệnh trên thân vỏ cây: Tại phần gốc có bệnh, rỉ ra dịch nhựa vàng, do nấm gây hại vào các tế bào của cây, làm cây thối rữa và tiết dịch vàng. Sau một thời gian, chất dịch vàng chuyển thành dạng dẻo trông như gôm. Lâu dần chúng sẽ lan dần lên cành và phá hủy toàn bộ cây. Khi bệnh này lây lan toàn bộ cây và xâm nhập vào bộ rễ thì đa phần không còn khả năng cứu chữa, cây sẽ chết lụi dần.
*Phòng bệnh:
- Sắp xếp mật độ giữa các cây sao cho phù hợp, tránh khoảng cách quá mau để cây không bị đan tán, gây rậm rạp, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, nhất là phía dưới phần gốc, thiếu ánh sáng là môi trường lý tưởng để nấm bệnh xâm nhập. Chú ý cắt tỉa và chăm sóc cây thường xuyên.
*Trị bệnh:
- Nếu cây mới chớm bệnh và còn khả năng sinh trưởng thì nên chọn các loại phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho cây với liều lượng ít, theo từng giai đoạn để thúc đẩy phân hóa mầm hoa và nuôi quả.
- Nếu cây bị bệnh nặng thì nên ngừng ngay việc dùng các loại phân bón tác động vào gốc và lá, đặc biệt là phân hóa học để giảm đi mức độ phức tạp trước tình tình cây bị bệnh.
*Tiến hành chữa bệnh:
-Bước 1: Cạo sạch phần vỏ bị bệnh rồi chờ khô, nếu trời mưa lâu ngày thì cần che chắn chỗ cây bị bệnh và dùng máy sấy để làm khô phần vỏ cây.
-Bước 2: Dùng nano trị nấm bệnh, tuyến trùng, virus bôi trực tiếp vào vết thương ở phần vỏ cây theo từng ngày với các tỷ lệ khác nhau. Nano có kích thước siêu nhỏ nên dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong và trị nấm một cách hiệu quả. Trước khi bôi thuốc phải lau khô vết thương. Thực hiện liên tục từ 5 – 10 ngày.
© Bản quyền thuộc về Nangtamgiatriviet.com | Cung cấp bởi Bizweb